4 bước giúp Doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả

Nếu bộ phận IT của bạn đang gặp vấn đề trong việc quản lý dữ liệu thì đó cũng ko phải một điều hiếm gặp.

Gần như mọi doanh nghiệp ngày nay đều đối mặt với thách thức làm thế nào để khai thác triệt để lượng dữ liệu ngày càng tăng mà không phải gia tăng quy mô và chi phí cho bộ phận IT. Tất nhiên, vẫn có những giải pháp phù hợp cho thách thức này. Dưới đây là 4 bước mà bộ phận IT có thể thực hiện để quản lý dữ liệu doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Có cái nhìn tổng quan

Điều kiện tiên quyết để giải quyết một vấn đề là hiểu rõ tình hình vấn đề đó. Tương tự, bạn cần có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về lượng dữ liệu mà doanh nghiệp của bạn đang nắm giữ.

Nếu bạn không thể xác định rõ dữ liệu nào là quan trọng, cần ưu tiên nguồn lực cho dữ liệu nào, và dữ liệu nào không quá quan trọng, thì việc phân bổ kinh phí cho hoạt động lưu trữ và phân tích dữ liệu có thể trở nên không hiệu quả.

Một giải pháp có thể được áp dụng là sử dụng phần mềm chuyên dụng dựa trên metadata để xác định các yếu tố như thời gian mở lần cuối của một file dữ liệu cụ thể, thời gian thay đổi, người thực hiện thay đổi, ứng dụng sử dụng v.v… Dữ liệu mà không có sự truy cập hoặc chỉnh sửa sau một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 1 tháng hoặc 1 năm) có thể được xác định là dữ liệu ưu tiên thấp và có thể được chuyển sang các hệ thống lưu trữ có hiệu năng cao và chi phí thấp hơn.

Trước khi bắt tay vào giải quyết các vấn đề quản lý thông tin khác, việc quan trọng là bạn cần phải có cái nhìn tổng thể về tình hình xử lý dữ liệu trên toàn doanh nghiệp, thay vì chỉ tập trung vào từng hệ thống riêng biệt.

Tích hợp các giải pháp lưu trữ

Theo một khảo sát được tiến hành vào năm 2016, hầu hết các tập đoàn lớn tại Hoa Kỳ đang sử dụng hơn 20 giải pháp lưu trữ dữ liệu khác nhau. Ngay cả các doanh nghiệp với quy mô nhỏ hơn cũng đang hoạt động đồng thời trên nhiều hệ thống lưu trữ khác nhau. Khi doanh nghiệp phát triển, quy mô của các hệ thống này cũng ngày một mở rộng và gây áp lực về chi phí cho cả cơ sở hạ tầng và phần mềm.

Ngoài ra, khó khăn trong việc chuyển dữ liệu giữa các hệ thống lưu trữ cũng dẫn đến tình trạng dữ liệu quan trọng không được lưu trữ trong các hệ thống có hiệu suất cao. Để khắc phục vấn đề này, doanh nghiệp có thể sử dụng ảo hóa dữ liệu thông qua phần mềm chuyên dụng, tạo ra một không gian tên chung (global namespace) cho tất cả các hệ thống lưu trữ dữ liệu. Như vậy, các ứng dụng có thể truy cập dữ liệu ở bất kỳ đâu mà nó được lưu trữ.

Với việc ảo hóa, con đường kiểm soát (control path) và con đường dữ liệu (data path) được phân tách. Điều này giúp bạn dễ dàng kiểm soát dữ liệu đang phân mảnh trong nhiều hệ thống khác nhau. Thêm vào đó, dữ liệu có thể di chuyển nhanh chóng giữa các hệ thống lưu trữ mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các phần mềm sử dụng dữ liệu. Nhờ đó, dữ liệu quan trọng có thể được ưu tiên chuyển đến máy chủ hoặc giải pháp lưu trữ có hiệu năng cao, trong khi dữ liệu có độ ưu tiên thấp hơn có thể được chuyển đến máy chủ hoặc giải pháp lưu trữ có chi phí thấp và hiệu năng thấp hơn. Điều này cũng giúp tránh quá trình di chuyển dữ liệu (data migration) tốn nhiều công sức.

Lưu trữ dữ liệu trên đám mây (cloud) hay hướng đối tượng (object storage)

Thêm vào đó, việc áp dụng các giải pháp lưu trữ dữ liệu trên đám mây hoặc lưu trữ hướng đối tượng là một trong những cách giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí IT. Tuy nhiên, một thách thức quan trọng là làm thế nào để tích hợp các giải pháp lưu trữ trên đám mây với các giải pháp lưu trữ dữ liệu khác trong tổ chức.

Một điểm quan trọng cần lưu ý khi chuyển dữ liệu doanh nghiệp lên đám mây là đảm bảo khả năng di chuyển dữ liệu trở lại các hệ thống lưu trữ tại chỗ (on-premises) ở cấp độ file khi cần thiết. Việc này đảm bảo tính linh hoạt trong việc quản lý và truy cập dữ liệu.

Nói chung, việc đưa dữ liệu lên đám mây thường ít tốn kém hơn quá trình ngược lại. Dữ liệu khi được đưa lên đám mây thường được làm trống trùng (deduplication). Tuy nhiên, khi bạn cần đưa dữ liệu trở lại các hệ thống lưu trữ tại chỗ, bạn cần thực hiện quá trình đảo ngược và tái tạo lại các khối dữ liệu (rehydration). Việc này đòi hỏi sự cân nhắc và xem xét tỉ mỉ, vì nếu không thực hiện đúng cách, lợi ích về chi phí từ công nghệ đám mây có thể bị ảnh hưởng.

Tự động hóa quản lý dữ liệu

Cuối cùng, bước quan trọng để hoàn thiện quy trình quản lý dữ liệu doanh nghiệp là tự động hóa. Một số nhà cung cấp giải pháp lưu trữ có khả năng cung cấp tích hợp tự động hóa cho từng giải pháp cụ thể hoặc cả hệ thống giải pháp của họ. Nếu bạn muốn tự động hóa toàn bộ hoạt động quản lý dữ liệu trên nhiều hệ thống lưu trữ, bạn có thể tìm đến các phần mềm quản lý metadata (metadata engine).

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ học máy (machine learning), việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý thông tin không còn là một khái niệm xa vời. Trong tương lai gần, phần mềm có khả năng tự động nhận biết các mô hình và xu hướng, ví dụ như dữ liệu nào được sử dụng nhiều vào cuối mỗi tháng hoặc mỗi quý, và có thể tự động di chuyển chúng đến các hệ thống lưu trữ có hiệu suất cao, khi đã được thiết lập sẵn.

Về TechX Corp.

TechX Corp. là đối tác AWS tại Việt Nam được thành lập năm 2019 bởi các chuyên gia có trên 15 năm kinh nghiệm đến từ các công ty đa quốc gia và tập đoàn đi đầu về chuyển đổi số. Sứ mệnh của TechX là tạo lập môi trường cho những con người đầy đam mê, nhiệt huyết thỏa sức khám phá và kiến tạo, mang đến những sản phẩm công nghệ đơn giản và thân thiện, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng một Việt Nam số trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây.

TechX 2 năm liền nhận danh hiệu Đối tác AWS của năm – AWS Partner of the Year tại Việt Nam