Quản lý dữ liệu và những điều cần biết

Dữ liệu là tài sản quý báu của họ, và việc quản lý nó đòi hỏi sự tổ chức, bảo mật và khai thác thông tin một cách hiệu quả.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quản lý dữ liệu, tại sao nó quan trọng và những cách để xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả.

Thông tin về quản lý dữ liệu là gì?

Khái niệm

Dữ liệu đối với mỗi ngành đều vô cùng quan trọng bởi nó đều chứa đựng toàn bộ các thông tin về các lĩnh vực của một doanh nghiệp, đơn vị. Tuy nhiên song song với việc nắm giữ nhiều dữ liệu quan trọng thì cũng cần có sự quản lý tương đương để có thể khai thác và dễ dàng quản lý toàn bộ hệ thống. Do đó mà nhờ vào hệ thống này mà chất lượng công việc đều được cải thiện n nhanh chóng. Vậy thực chất quản lý dữ liệu là gì?

Quản lý dữ liệu là gì? 

Quản lý dữ liệu được hiểu là việc thu thập, tổ chức, lưu trữ và duy trì khối lượng dữ liệu trong một doanh nghiệp, dữ liệu ở đây chính là những thông tin có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Sau đó, thực hiện việc lưu trữ các thông tin dưới dạng dữ liệu đa phương tiện hay các dạng dữ liệu khoa học …

Tại sao cần quản lý dữ liệu?

Nhờ vào việc quản lý dữ liệu mà việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các ứng dụng kinh doanh để có thể thu thập thông tin, tìm kiếm khách hàng, từ đó có thể phân tích một cách kỹ lưỡng để đưa ra phương hướng, cách thức vận hành và vạch ra chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp.

Tại sao cần quản lý dữ liệu? 

Dữ liệu được coi là tài sản lớn nhất của mỗi doanh nghiệp do vậy mà việc quản lý dữ liệu sẽ góp phần thúc đẩy nhiều hơn việc tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh cũng như giảm thiểu được những chi phí đã bỏ ra.

Hơn nữa thông qua quản lý dữ liệu có thể có thể kiểm soát chặt chẽ hơn việc sử dụng dữ liệu, bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ và tính nhạy cảm đối với nhiều loại dữ liệu mang tính bảo mật cao.

Lợi ích của quản lý dữ liệu đối với các doanh nghiệp hiện nay

– Có thể thấy rõ ràng nhất đối với việc quản lý dữ liệu tốt là thúc đẩy việc tăng năng suất cho các hoạt động kinh doanh của tổ chức.

– Dễ dàng tận dụng và tiếp cận cơ hội kinh doanh một cách nhanh chóng bằng việc quản lý dữ liệu linh hoạt hơn, tạo ra được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực.

– Hỗ trợ tối đa việc truy cập các thông tin và cập nhật nhanh chóng các nội dung mới nhất để tạo ra sự thay đổi phù hợp dành cho doanh nghiệp, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động kinh doanh.

– Dữ liệu đối với mỗi doanh nghiệp là rất lớn dio đó mà quản lý dữ liệu sẽ hỗ trợ tối đa việc quản lý nguồn data quá lớn, tuy nhiên việc tìm kiếm lại vô cùng nhanh chóng và thuận tiện, hạn chế tối đa các trường hợp mất dữ liệu.

– Một khi việc quản lý dữ liệu đã đi vào hệ thống hoạt động tốt thì các doanh nghiệp cũng được hỗ trợ nhiều hơn trong công tác đánh giá, nghiên cứu thị trường ngày một ổn định đồng thời góp phần duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Do đó mỗi doanh nghiệp cần thật sự chú trọng trong việc quản lý dưc liệu bởi bất cứ doanh nghiệp nào muốn duy trì sự ổn định và phát triển thì đều cần phải xây dựng hệ thống này. Đây cũng là hệ thống giúp hạn chế tối đa việc xảy ra các lỗi vi phạm dữ liệu cũng như có tính bảo mật, không làm tổn hại đến uy tín và chất lượng của doanh nghiệp.

Vậy để một doanh nghiệp có được một hệ thống quản lý dữ liệu tốt thì cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể nào để có thể đạt được điều này?

Những giải pháp giúp quản lý dữ liệu tốt

Muốn doanh nghiệp có được một hệ thống quản lý dữ liệu tốt thì trước tiên cần có sự thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, có sự phân tích, lưu trữ và thực hiện trực quan hóa để đưa ra được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

Sau khi đã xác định được mục tiêu kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp sẽ tiến hành việc xây dựng cụ thể các kế hoạch, các chính sách chi từng quá trình và chức năng riêng biệt của quản lý dữ liệu để từ đó đưa ra các phương pháp quản lý dữ liệu cho phù hợp với mục đích và định hướng của doanh nghiệp.

Thu thập các dữ liệu chính và cần thiết

Hiện nay tình trạng bỏ phí data đang xảy ra khá nhiều tại các doanh nghiệp bởi việc thu thâoj quá nhiều thông tin nhưng không thực sự sử dụng triệt để các nguồn thông tin này dẫn đến việc thừa thông tin không liên quan và thiếu những thông tin quan trong.

Do vậy mà doanh nghiệp xây dựng nên hệ thống câu hỏi phù hợp để có thể thu thập được đầy đủ những thông tin cần thiết dành cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như hạn chế được việc khó chịu từ khách hàng khi bị hỏi quá nhiều thông tin.

Hơn nữa việc thu thập những thông tin chính thống sẽ mang lại  nhiều hiệu quả và có tính tối ưu hóa hơn đối với doanh nghiệp.

Bản mật tuyệt đối nguồn dữ liệu

Bảo mật dữ liệu là điều quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng khi thực hiện việc thu thập và xử lý các thông tin của khách hàng, bởi nếu làm lộ các thông tin đó ra bên ngoài khi chưa được sự cho phép thì doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản tổn thất rất lớn cũng như làm mất đi niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Do vậy coi trọng những thông tin mà khách hàng cung cấp chính là coi trọng khách hàng.

Thực hiện sao lưu dữ liệu thành nhiều nguồn khác nhau

Một trong những điều đáng lo của mỗi doanh nghiệp đó là rủi ro xảy ra khi mất dữ liệu của khách hàng. Nên để bảo mật thông tin một cách chính xác cũng như lưu giữ được lâu thì mỗi doanh nghiệp nên có sự sao lưu thông tin thành nhiều nguồn khác nhau để hạn chế việc mất dữ liệu.

Việc sao lưu dữ liệu của khách hàng cũng sẽ khẳng định được độ uy tín của doanh nghiệp trong việc luôn duy trì sự liên hệ với khách hàng. Đây cũng sẽ là biện pháp giúp cho việc lưu trữ dữ liệu của cả đôi bên phòng khi xảy ra những biến cố bất thường.

Xây dựng nhiều phần mềm data khách hàng

Các phần mềm quản lý DMS, hay các công nghệ  BI, AI đang được ứng dụng rất nhiều trong hệ thống này bởi tính linh hoạt và khả năng kỹ thuật chuyển đổi số cao, do đó mà việc tối ưu hóa dữ liệu được thực hiện vô cùng nhanh chóng.

Các phần mềm này sẽ không chỉ hỗ trợ việc quản lý dữ liệu mà còn hỗ trợ quản lý quan hệ khách hàng, quản trị nhân sự, quản lý hoạt động kinh doanh…

Sàng lọc dữ liệu

Dữ liệu đối với mỗi doanh nghiệp là một kho tàng rộng lớn, tuy nhiên cũng cần phải có sự dọn dẹp sau một khoảng thời gian nhất định.

Đối với những data đã cũ và lỗi thời, không còn phù hợp với nhiều khách hàng nữa thì doanh nghiệp cần có sự loại bỏ lần lượt về các dữ liệu liên quan để tiếp nhận những nguồn thông tin mới hơn để có thể làm tăng lượng giá trị dữ liệu cũng như lọc ra được những đối tượng là khách hàng tiềm năng.

Thực hiện quản lý về quyền truy cập dữ liệu

Đối với mỗi doanh nghiệp thì quyền truy cập sẽ được quản lý một cách chặt chẽ và có sự kiểm soát nhất định.

Một số thông tin sẽ cho phép các bộ phận có liên quan được truy cập và chỏ có thể xem nội dung thông tin đó. Làm như vậy thì thông tin của khách han gf sẽ được bảo mật tuyệt đối đồng thời các thông tin cũng sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.

Việc quản lý dữ liệu tốt thực sự sẽ đem lại nhiều lợi ích phát triển cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thu hút được ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng tin tưởng vào doanh nghiệp, tạo nên sự phát triển nhất định trên thị trường kinh tế.

Kết luận

Trong thời đại số hóa ngày nay, quản lý dữ liệu không chỉ là một nhiệm vụ mà mỗi doanh nghiệp nên coi trọng, mà còn là chìa khóa để phát triển và duy trì thành công trên thị trường cạnh tranh. Dữ liệu không chỉ đơn thuần là thông tin, mà còn là tài sản vô giá, và việc quản lý nó một cách thông minh có thể đưa doanh nghiệp của bạn lên tầm cao mới.

Chúng ta đã thấy rõ lợi ích của việc quản lý dữ liệu tốt, từ việc tăng năng suất đến việc tạo lợi thế cạnh tranh. Bằng cách sử dụng các giải pháp như thu thập thông tin cẩn thận, bảo mật tuyệt đối, sao lưu đa nguồn, và sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu hiện đại, doanh nghiệp có thể tận dụng triệt hạnh dữ liệu của mình để định hướng chiến lược và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Hãy nhớ rằng dữ liệu là một tài sản phải được bảo vệ và khai thác một cách có hiệu quả. Việc quản lý dữ liệu đòi hỏi sự cam kết và sự đầu tư, nhưng đó cũng là đầu tư vào tương lai và sự thành công của doanh nghiệp của bạn. Hãy bắt đầu xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu mạnh mẽ ngay hôm nay để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.

Về TechX

TechX Corp. được thành lập bởi đội ngũ các chuyên gia hàng đầu với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số và khai thác dữ liệu nhằm thúc đẩy kinh doanh.

Xác định dữ liệu là chìa khoá thành công cho mọi doanh nghiệp, TechX đã và đang vận dụng tối ưu các dịch vụ và công nghệ đám mây tiên tiến trên nền tảng AWS để mang tới các giải pháp chuyển đổi số và phân tích dữ liệu phù hợp, đúng thời điểm, giúp khách hàng có thể đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và mang lại thành công lâu dài.  

Hiện nay, TechX Corp tự hào là đối tác tư vấn và triển khai giải pháp công nghệ và phân tích dữ liệu cho nhiều doanh nghiệp ở những lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong các lĩnh vực như Ngân Hàng và Tài Chính, Thương Mại Điện Tử, Sản Xuất Chế Tạo, Công Nghệ Blockchain,… 

TechX 2 năm liền vinh dự nhận danh hiệu Đối tác AWS của năm – AWS Partner of the Year 20212022 tại Việt Nam.